Chủ động phòng trừ sâu, bệnh gây hại trên cây lúa vụ Xuân năm 2024

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Hiện nay, cây lúa xuân trên địa bàn xã đang ở giai đoạn đứng cái làm đòng, một số diện tích cấy sớm đã trỗ bông. Theo dự báo của trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết các tỉnh Băc Bộ, Bắc Trung Bộ trong tời gian tới sẽ diễn biến phức tạp, nắng nóng sen kẽ vói trời âm u, độ ẩm không khí cao kéo dài nhiều ngày, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu, bệnh phát sinh và gây hại trên cây lúa cụ thể: Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ đã và đang ra rộ, mật độ cao hơn so với cùng kỳ; tập đoàn rầy gây hại cục bộ; bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh và gây hại cục bộ trên giống lúa có bản lá rộng, lúa chất lượng, giống lúa nhiễm bệnh có chiều hướng gia tăng sau các đợt mưa rào. Dự báo thời gian tới, các đối tượng trên tiếp tục gây hại có khả năng phân bố trên diện rộng và có nguy cơ rất cao làm giảm giảm năng suất, sản lượng nếu không được phòng trừ kịp thời.

Thực hiện văn bản số 960/UBND-NN ngày 02/5/2024 của UBND huyện Tân Yên về việc tập trung kiểm tra và chủ động phòng trừ sâu, bệnh gây hại trên cây lúa vụ Chiêm Xuân 2023- 2024; để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu, bệnh gây ra trên cây lúa các ông, bà trưởng thôn tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến thời tiết, kịp thời phát hiện, hướng dẫn nhân dân biện pháp phòng trừ sâu, bệnh gây hại.

* Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân phòng trừ kịp thời những ruộng có mật độ sâu non từ 20 con/m2 trở lên đối với trà lúa giai đoạn làm đòng - trổ bông bằng một trong các loại thuốc như: Dy lan 10 WG, Chlorin 10SC; Virtako 40WG; Voliam Targo 036SC…. Khuyến cáo nhân dân không phun thuốc tràn lan gây lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

* Đối với Tập đoàn rầy: Hướng dẫn nhân dân phòng trừ kịp thời những ruộng có mật độ rầy từ 2000 con/m2 trở lên đối với trà lúa giai đoạn làm đòng - trổ bông bằng một trong các loại thuốc như: Actara 25WG và Chess 50WG, Midan 10WP, Cheestar 50WG...

* Đối với diện tích lúa bị nhiễm bệnh đốm sọc vi khuẩn cần phòng trừ kịp thời bằng các biện pháp sau: Dừng bón đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá, điều chỉnh mực nước trong ruộng thích hợp từ 3 – 7cm. Có thể dùng từ 2-3 kg vôi bột/sào để rắc khi lúa còn ướt nhằm sát khuẩn vết thương, hạn chế sự lây lan của bệnh. Sử dụng một trong những loại thuốc có chứa hoạt chất: Kasugamycin, Gentamycin sulfate, Ningnanmycin….. để phòng trừ. Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, phun theo nguyên tắc 4 đúng, không phun thuốc khi trời nắng nóng, khi lúa đang trỗ bông phơi màu, trong ruộng phải có đủ nước (không hướng dẫn nhân dân phun thuốc tràn lan).

Thứ hai, 01 Tháng 07 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 11,841
Tổng số trong ngày: 268
Tổng số trong tuần: 309
Tổng số trong tháng: 267
Tổng số trong năm: 102,133
Tổng số truy cập: 1,099,259